Bài thuốc Ôn Đảm Thang

Nguyên bản bài thuốc:

Theo sách Tam nhân phương và sách Thiên kim phương: có thể xem đây là bài Phục linh tán (Phục linh, Truật, Nhân sâm, Sinh khương, Quất bì, Chỉ thực) bỏ các vị Truật và Nhân sâm, thay vào đó là thêm Bán hạ, Cam thảo, Trúc nhự. Bỏ Truật để thêm Cam thảo cho thấy là mức độ ứ nước trong dạ dày nhẹ hơn bài Phục linh ẩm, và sự có mặt của Bán hạ cho thấy là có nước ở trong thành ngực. Người xưa cho rằng việc ứ đọng thủy ẩm làm cho đởm lạnh và dẫn tới tinh thần bất an.

Ngay trong việc trị chứng mất ngủ do hư phiền thì thuốc này cũng nhằm vào việc trị ứ nước chứ không phải nhằm vào chứng thiếu máu giống như bài Toan táo nhân thang. Bài thuốc này cũng có thể coi là bài Nhị trần thang có sửa đổi.

Tham khảo: ‘

Trong phần giải thích dựa vào Tam nhân phương người ta gọi bài thuốc có 9 vị thuốc là bài Ôn đảm thang. Trong các sách Tập phân lượng các vị thuốc, Trǎm mẩu chuyện về đông y, Đông y đại y điển, coi đây là bài Ôn đảm thang có tǎng vị. Còn trong các sách Thực tế ứng dụng, Các bài thuốc đơn giản, coi xuất xứ bài thuốc này là ở Thiên kim phương, bớt đi các vị Hoàng liên, Toan táo nhân và Đại táo.

Công dụng:

Trị mất ngủ và chứng thần kinh của những người suy nhược vị tràng.

Vị thuốc:

  • Bán hạ ……….……4-6g
  • Phục linh ……….…4-6g
  • Sinh khương …….…..3g
  • Can sinh khương ….1-2g
  • Trần bì ………….…2-3g
  • Trúc nhự………….. 2-3g
  • Chỉ thực …………..1-2g
  • Cam thảo ………….1-2g
  • Hoàng liên ……….….1g
  • Toan táo nhân ………3g
  • Đại táo ………………2g

(Cũng có trường hợp không có Hoàng liên, Toan táo nhân, Đại táo).

Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Lưu ý khi dùng thuốc:

Khi dùng cần phải lựa chọn các vị thuốc chất lượng: hàm lượng hoạt chất; độ an toàn cao (không thuốc bảo vệ thực vật, không chất bảo quản, không kim loại nặng); được bào chế đúng cách thì bài thuốc mới có hiệu quả.

Trong bài có vị Nhân sâm phản với vị Lê lô nếu dùng chung sẽ phát sinh chất độc nguy hiểm chết người- Tuyệt đối không được dùng chung với Lê lô.

Cam thảo phản với vị Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải tham khảo ý kiến của lương y.

Bán hạ có độc gây ngứa, kỵ thai phản vị Xuyên ô, Ô đầu, Phụ tử khi dùng chung có thể phát sinh phản ứng nguy hiểm cần chú ý.

Đang tiếp tục cập nhật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ZaloMesengerGọi Ngay