Nguyên bản bài thuốc:
Thái Bình Thánh Huệ Phương, Q.98.
Vương Hoài Ẩn.
Công dụng:
Ôn thận dương, tráng cân cốt, ích tinh khí, lợi yêu tất. Trị thận hư yếu.
Vị thuốc:
- Ba kích ………………………….. 40g
- Bạch truật …………………. 1,2g
- Binh lang ……………………….. 40g
- Bổ cốt chỉ ………………………. 40g
- Can khương(nướng)………..1,2g
- Chu sa …………………………… 40g
- Đinh hương …………………… 1,2g
- Hoàng kỳ ………………………. 1,2g
- Kha lê lặc bì …………………..1,2g
- Mộc hương …………………… 1,2g
- My nhung …………………40g
- Ngũ vị tử …………………… 40g
- Ngưu tất ………………………… 40g
- Nhân sâm …………………….. 1,2g
- Nhục thung dung …………… 80g
- Phụ tử …………………………… 40g
- Quế tâm ……………………. 40g
- Sơn thù ………………………… 1,2g
- Thạch Hộc ………………………..40g
- Thục địa …………………………. 40g
- Trạch tả ……………………………40g
- Xạ hương ……………………….. 20g
- Xuyên tiêu(bỏ mắt)…………1,2g
Tán bột. Trộn với mật làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng lớn.
Mỗi lần uống 30 viên với rượu ấm.
Lưu ý khi dùng thuốc:
Khi dùng cần phải lựa chọn các vị thuốc chất lượng: hàm lượng hoạt chất; độ an toàn cao (không thuốc bảo vệ thực vật, không chất bảo quản, không kim loại nặng); được bào chế đúng cách thì bài thuốc mới có hiệu quả.
Trong bài có vị Phụ tử là một loại thuốc cực độc (Thuốc độc bảng A), cần phải dùng loại đã được bào bào chế kỹ càng, đúng cách để loại trừ độc tính.
Phụ tử phản với các vị Bối mẫu, Bạch cập, Liễm, Bán hạ và Qua lâu khi dùng chung sẽ phát sinh phản ứng nguy hiểm, không dùng chung.
Phụ tử là vị thuốc rất nóng có thai không dùng.
Trong bài có Chu sa là vị thuốc có độc (Bảng B), đặc biệt khi gặp nhiệt độ cao nên khi chế biến phải tán với nước (Thuỷ phi). Đặc biệt phải loại bỏ hết tạp chất mới uống được.
Trong bài có vị Nhân sâm phản với vị Lê lô nếu dùng chung sẽ phát sinh chất độc nguy hiểm chết người- Tuyệt đối không được dùng chung với Lê lô.
Ngưu tất có tính hoạt huyết tương đối mạnh và đi xuống, là vị thuốc kỵ thai, có thai dùng thận trọng.
Vị thuốc Đinh hương kỵ với Uất kim, khi dùng cần chú ý.
Vị thuốc thạch hộc kỵ Cương tàm, Ba đậu.
Vị thuốc Can khương rất nóng nên kỵ thai, có thai dùng thận trọng.
Đang tiếp tục cập nhật.