Bài thuốc Lý Trung Hoàn

Nguyên bản bài thuốc:

(Thương hàn luận) Có tên khác là Nhân sâm thang

Vị thuốc:

Đảng sâmCan khươngChích thảoBạch truật
Lượng bằng nhau

Cách dùng: Tất cả tán bột mịn dùng mật luyện thành hoàn mỗi lần uống 8-16g, ngày uống 3 lần. Có thể sắc nước uống

Công dụng:

Ôn trung khu hàn, bổ ích tỳ vị.

Giải thích bài thuốc: Trong bài thuốc vị Can khương ôn trung khu hàn hồi phục tỳ dương là chủ dược. Đảng sâm bổ khí kiện tỳ, Bạch truật kiện ký táo thấp và Chích thảo bổ tỳ hòa trung và điều hòa các vị thuốc.

Điều trị lâm sàng:

Bài thuốc chữa các chứng tỳ vị hư hàn, có những triệu chứng bụng đau tiêu lỏng, nôn mửa hoặc đầy bụng, ăn ít, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch “ trầm tế” hoặc “ trì hoãn”. Nếu hàn chứng rõ dùng tăng lượng Can khương, tỳ hư rõ ràng tăng lượng Đảng sâm. Trường hợp tiêu chảy nhiều lần, Bạch truật sao khử trổ để tăng tác dụng sáp tràng chit tả. Trường hợp hư hàn nặng, sắc mặt tái nhợt, chân tay lạnh gia Thục phủ tử để tăng cường ôn dương khư hàn, có tên gọi là bài phụ tử Lý trung thang (Hòa tễ cục phương) hoặc gia Nhục quế gọi là bài Phụ quế lý trung hoàn. Trường hợp kiết lị mãn tính thuộc thể tỳ vị hư hàn dùng bài thuốc gia Hương liên hoàn để lý khí hóa trệ. TRường hợp viêm ruột mạn tính, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng, thuộc thể tỳ vị hư hàn có thể dùng Bài thuốc Lý Trung Hoàn gia giảm. trường hợp hàn dùng Bài thuốc Lý Trung Hoàn gia A giao, Ngải diệp, Địa du, Hoa hòe để tăng thêm tác dụng chỉ huyết. Trường hợp chứng tỳ vị hư hàn do sán lãi đau bụng hoặc nôn ra giun đũa dùng bài thuốc gia thêm hồ tiêu, Ô mai, Phục linh bỏ Cam thảo gọi là bài Lý trung an hồi thang (Vạn bệnh hồi xuân). Trường hợp tỳ vị dương hư, tỳ vận hóa kém sinh ra đàm thấp ảnh hưởng đến phế gây ho đàm nhiều, noãn hoặc nôn nước trong, có thể gia Chế Bán hạ, Bạch linh để táo thấp hóa đờm gọi là bàiLý trung hóa đàm hoànthêm Tô tử có tác dụng giáng khí định suyễn gọi là bài Lý trung giáng hóa đàm hoàn dùng trị đàm suyễn.

Lưu ý khi dùng thuốc:

Khi dùng cần phải lựa chọn các vị thuốc chất lượng: hàm lượng hoạt chất; độ an toàn cao (không thuốc bảo vệ thực vật, không chất bảo quản, không kim loại nặng); được bào chế đúng cách thì bài thuốc mới có hiệu quả.

Trong bài có vị Phụ tử là một loại thuốc cực độc (Thuốc độc bảng A), cần phải dùng loại đã được bào bào chế kỹ càng, đúng cách để loại trừ độc tính

Phụ tử phản với các vị Bối mẫu, Bạch cập, Liễm, Bán hạ và Qua lâu khi dùng chung sẽ phát sinh phản ứng nguy hiểm, không dùng chung.

Phụ tử là vị thuốc rất nóng có thai không dùng.

Cam thảo phản với vị Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải tham khảo ý kiến của lương y.

Bán hạ có độc gây ngứa, kỵ thai phản vị Xuyên ô, Ô đầu, Phụ tử khi dùng chung có thể phát sinh phản ứng nguy hiểm cần chú ý.

Vị thuốc Nhục quế kỵ thai, kỵ Xích thạch chi khi dùng cần chú ý.

Vị thuốc Can khương rất nóng nên kỵ thai, có thai dùng thận trọng.

Đang tiếp tục cập nhật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ZaloMesengerGọi Ngay