Vị thuốc:
- Nhân sâm …………2-3g
- Truật ………………2-3g
- Phục linh ………….2-3g
- Toan táo nhân …….2-3g
- Long nhãn nhục …..2-3g
- Hoàng kì ………….2-3g
- Đương quy ………..2,0g
- Viễn chí ……….….1-2g
- Sài hồ ………….…3,0g
- Sơn chi tử………… 2,0g
- Cam thảo …………1,0g
- Mộc hương ……….1,0g
- Đại táo ……………1-2g
- Can sinh khương ….1,0g (Sinh khương 1,5g)
- Mẫu đơn bì ………..,2,0g (Mẫu đơn bì không có cũng được).
Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Công dụng:
Thuốc dùng để trị các chứng thiếu máu, mất ngủ, tinh thần bất an, bệnh thần kinh ở những người suy nhược, thể chất yếu và huyết sắc kém.
Giải thích:
Theo sách Tế sinh toàn thư: Đây là bài thuốc được dùng cho những người có chứng bệnh giống như trong bài Quy tì thang cộng thêm các chứng về huyết ở trạng thái nhiệt, bài thuốc được thêm các vị Sài hồ và Sơn chi tử. Bài Quy tì thang chính là bài Tứ quân tử thang chủ trị các chứng suy nhước tì vị cộng thêm các vị thuốc bổ huyết, an thần và cầm máu để dùng cho những người tì vị yếu lại hoạt động tinh thần quá mức dẫn tới cả cơ thể lẫn tinh thần đều bị mệt mỏi quá mức, sinh ra các chứng xuất huyết, đái ra máu, albumin niệu, chức nǎng của thận bị rối loạn khiến cho tinh thần bất an, mất ngủ, có các chứng thần kinh, thiếu máu. Do đó, bài này cũng còn được dùng để trị các chứng xuất huyết và bệnh về máu như xuất huyết trong ruột, xuất huyết tử cung, loét dạ dày, đái ra máu v.v…; bệnh máu trắng, kinh nguyệt thất thường, thuốc này cũng được dùng để chữa các bệnh thần kinh như chứng hay quên, mất ngủ, đánh trống ngực do thần kinh, hysteria, suy nhược thần kinh, di tinh, v.v…
Theo các tài liệu tham khảo: Thuốc dùng cho những người gầy yếu, thể lực giảm sút, sắc mặt xấu, thiếu máu không rõ nguyên nhân, thiếu máu ác tính, thiếu máu khó hồi phục, tâm thần bất an, đánh trống ngực dồn dập, nói trước quên sau, đêm khó ngủ, lo nghĩ vẩn vơ, sốt, đổ mồ hôi trộm hoặc nằm li bì, chân tay mỏi mệt, bí đại tiện, hoặc phụ nữ kinh nguyệt thất thường, âm môn nóng và ngứa. Thuốc cũng dùng cho những người bị các chứng về máu như hạ huyết, xuất huyết, thổ huyết, cơ thể suy nhược, sốt, di tinh, lậu (bạch trọc).
Lưu ý khi dùng thuốc:
Khi dùng cần phải lựa chọn các vị thuốc chất lượng: hàm lượng hoạt chất; độ an toàn cao (không thuốc bảo vệ thực vật, không chất bảo quản, không kim loại nặng); được bào chế đúng cách thì bài thuốc mới có hiệu quả.
Trong bài có vị Nhân sâm phản với vị Lê lô nếu dùng chung sẽ phát sinh chất độc nguy hiểm chết người- Tuyệt đối không được dùng chung với Lê lô.
Cam thảo phản với vị Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải tham khảo ý kiến của lương y.
Đang tiếp tục cập nhật.